Newtel áp dụng ký kết hợp đồng điện tử đối với toàn bộ các sản phẩm

Đi cùng tốc độ phát triển của thương mại điện tử, các giao dịch thương mại truyền thống ứng dụng hợp đồng điện tử có chứng thực sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc trao đổi các văn bản, giấy tờ, hợp đồng truyền thống đang dần chuyển sang hình thức điện tử. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn thực hiện các giải pháp hạn chế tiếp xúc nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, Newtel chính thức triển khai hình thức ký hợp đồng điện tử đối với toàn bộ các sản phẩm đang cung cấp, bao gồm:

  • Chữ ký số Newtel-CA
  • Hợp đồng điện tử Newtel-EC
  • Phần mềm kế toán Newtel-FN

Việc áp dụng giao dịch thông qua hợp đồng điện tử đánh dấu bước tiến mới trong dịch vụ kinh doanh của Newtel nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số, công nghệ số hiện nay

hợp đòng điện tử Newtel

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết thông thường là người mua và người bán còn xuất hiện các chủ thể thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Chủ thể thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng mà tham gia với tư cách hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo tính hiệu quả cũng như giá trị pháp lý của hợp đồng như đảm bảo việc chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

Đối với hợp đồng điện tử, nội dung tương tự như hợp đồng truyền thống: đối tượng, chủ thể, đối tượng; Chất lượng số lượng; Giá cả, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm và hình thức thực hiện hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp…

Ngoài ra, hợp đồng điện tử có những điểm khác biệt sau so với hợp đồng thông thường: Địa chỉ pháp lý, đảm bảo đầy đủ về email, thông tin website, ngày giờ gửi fax, các quy tắc truy cập và sửa chữa thông tin điện tử, quy định về chữ ký điện tử hoặc các thủ tục khác như mật khẩu, mã số, … để có được thông tin có giá trị về các bên tham gia hợp đồng. Phương thức thanh toán điện tử: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …

Theo điều 34 Luật Giao dịch điện tử quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận tính pháp lý chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Như vậy, pháp luật đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng theo giao kết trong hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng.

Thông tin liên hệ hỗ trợ

Quý khách hàng, đối tác cần liên hệ tư vấn hỗ trợ về Hợp đồng điện tử vui lòng liên hệ theo thông tin

Tổng đài: 1900.2665

Email: e-contract@newtel.vn

Website: https://hopdong.newtel.vn/